Bitcoin vật lộn dưới 70.000 USD khi áp lực bán cao, top 10 quay đầu giảm theo ETH
Niềm tin của các nhà đầu tư vào Bitcoin đã phần nào giảm sút khi vua tiền điện tử không thể vượt qua 70.000 USD.
Yếu tố vĩ mô
Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch châu Á vào ngày thứ Hai (27/05), khi thị trường chờ đợi cuộc họp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 02/06 sẽ thảo luận về việc duy trì cắt giảm sản lượng tự nguyện trong thời gian còn lại của năm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/05, hợp đồng dầu Brent tiến 11 xu lên 82.23 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 13 xu lên 77.85 USD/thùng.
Trong cuộc họp OPEC+, các nhà sản xuất sẽ thảo luận về việc có nên gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 2.2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay hay không, với 3 nguồn tin từ các quốc gia OPEC+ cho biết việc gia hạn có thể xảy ra.
Kết hợp với việc cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày đã có hiệu lực đến cuối năm nay, mức cắt giảm sản lượng tương đương gần 6% nhu cầu dầu toàn cầu.
Cùng ngày, giá vàng tăng nhẹ từ mức thấp nhất trong 2 tuần đã ghi nhận trong phiên trước đó, khi nhà đầu tư đánh giá hy vọng mờ nhạt về việc hạ lãi suất của Mỹ trước khi báo cáo lạm phát quan trọng công bố vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,5% lên 2.346 USD/oz, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 09/05/2024 ở mức 2.325 USD/oz vào ngày 24/05/2024.
Trong khi đó, hợp đồng vàng tương lai cộng 0,6% lên 2.347 USD/oz.
Vàng đã đạt mức cao kỷ lục 2.449 USD/oz vào đầu tuần trước, nhưng đã giảm hơn 100 USD kể từ đó.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi, thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến công bố vào ngày 31/05.
Vàng được biết đến như một kênh phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất.
Biên bản cuộc họp của Fed công bố vào tuần trước cho thấy lộ trình đưa lạm phát về mức 2% của ngân hàng trung ương có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Để lại một bình luận